Showing posts with label TIM MẠCH. Show all posts
Showing posts with label TIM MẠCH. Show all posts

Saturday, February 20, 2016

5 MÓN ĂN GIÚP GIẢM CHOLESTEROL



Đậu hũ
Các nghiên cứu chỉ ra ăn đậu hũ và các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng hạ nồng độ cholesterol trong máu tự nhiên. Ăn một miếng đậu hũ hoặc uống ly sữa đậu nành mỗi ngày làm giảm cholesterol xuống 5-6%.
5-cach-giam-cholesterol-khong-can-uong-thuoc-tay
Ảnh: Goodfood.
Ăn cá 2 lần trong tuần
Cá hồi hoặc bất kỳ loại cá có dầu khác đều rất giàu acid béo giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa hình thành cục máu đông bằng cách giảm hàm lượng cholesterol.
Bổ sung quả mọng nước
Lựu, cam quýt là những thực phẩm được khuyên dùng vì tốt cho sức khỏe. Các loại quả này có thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu, giúp kiểm soát cholesterol.
Ăn yến mạch mỗi ngày
Cháo bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan nên có thể giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bạn có thể ăn chung yến mạch cùng chuối và các loại rau củ khác để đảm bảo ngon miệng, cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể. 
Bổ sung các loại hạt
Các loại ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt như hạnh nhân, quả óc chó là món quà tuyệt vời với sức khỏe. Tuy nhiên tránh sử dụng các loại hạt đã qua chế biến, tẩm ướp muối và gia vị.

Monday, November 23, 2015

BỆNH CƠ TIM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: TỪ BỆNH SINH ĐẾN CHẨN ĐOÁN







BS Trần Hữu Hiền
Tóm tắt
Bệnh cơ tim đái tháo đường là một khái niệm đã được các nhà nội tiết và tim mạch chấp nhận, để nói về các bất thường cấu trúc và chức năng cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường ngoại trừ bệnh mạch vành và tăng huyết áp. Bệnh cơ tim đái tháo đường trải qua ba giai đoạn, đi từ những thay đổi ở mức độ phân tử  đến những rối loạn chức năng và cấu trúc có thể phát hiện qua kỹ thuật hình ảnh. Sinh bệnh học và sinh lý bệnh của bệnh cơ tim đái tháo đường vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn. Sự phát triển của bệnh cơ tim đái tháo đường phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm: tăng axit béo tự do, sự stress oxy hóa, rối loạn hằng định nội môi canxi, tái cấu trúc chất nền ngoại bào và rối loạn chức năng ty thể. Hai bước quan trọng trong chẩn đoán bệnh cơ tim đái tháo đường đó là: phát hiện các bất thường của cơ tim và loại trừ các nguyên nhân khác gây bệnh cơ tim. Siêu âm tim là kỹ thuật được dùng phổ biến và tiện lợi trong chẩn đoán bệnh cơ tim đái tháo đường. Siêu âm Doppler mô cơ tim là kỹ thuật đáng tin cậy hơn trong đánh giá rối loạn chức năng cơ tim. Sự thay đổi nồng độ các dấu ấn sinh học ở tim có thể phản ánh sự trao đổi chất của cơ tim và cấu trúc cơ tim. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ cũng là công cụ hình ảnh rất tốt cho việc chẩn đoán các rối loạn về cấu trúc và chức năng của cơ tim. Việc dự phòng và điều trị bệnh cơ tim đái tháo đường đặt trọng tâm vào kiểm soát đường huyết ổn định và lâu dài.
Abstract
Diabetic cardiomyopathy is a concept that has been the diabetes and cardiovascular communities embraced, to discuss the structural and functional abnormalities of the myocardium in diabetic patients without coronary artery disease or hypertension. Diabetic cardiomyopathy undergo three phases, going from the changes in the molecular level to the dysfunction and the structure can be detected through imaging techniques. Pathogenesis and pathophysiology of diabetic cardiomyopathy have not been completely understood. The development of diabetic cardiomyopathy depends several factors, including: increased the free fatty acids, increased oxidative stress, disturbing in calcium homeostasis, remodeling the extracellular matrix and dysfunctional mitochondria. Two crucial steps in diagnosing diabetic cardiomyopathy are detection of myocardial abnormalities and eliminate other causes of cardiomyopathy. Echocardiography is the technique convenient and popular in diagnosing diabetic cardiomyopathy. Myocardial tissue Doppler technique is more dependable in the evaluation of myocardial dysfunction. The alteration the level of cardiac biomarkers can reflect the metabolic and structural myocardium. Furthermore, magnetic resonance imaging is advantageous imaging tools for investigating disorders of the structural and functional myocardium. The prevention and treatment of diabetic cardiomyopathy focuses on controlling blood glucose level is stable and permanent.

Thursday, September 3, 2015

SUY TIM NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Nếu bạn bị suy tim, bạn không đơn độc. Hiện nay, có khoảng 5,7 triệu người Mỹ đang sống chung với căn bệnh này Trên thực tế, suy tim là một trong những lý do thường gặp nhất khiến cho người già từ 65 tuổi trở lên phải vào bệnh viện. Có thể phải mất nhiều năm để cho bệnh suy tim phát triển. Suy tim còn được gọi là suy tim sung huyết khi dịch tích tụ trong các phần khác nhau của cơ thể. Vậy nếu bạn chưa bị nhưng có nguy cơ bị suy tim, bạn nên thay đổi lối sống ngay bây giờ để phòng ngừa nó!

Các triệu chứng suy tim thường phát triển trong nhiều tuần hay nhiều tháng, khi tim bạn trở nên yếu hơn trong việc bơm máu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Suy tim thường làm cho tim lớn. 

Tim của bạn có ngưng đập không?

Khi bạn bị suy tim, điều đó không có nghĩa là tim bạn đã ngừng đập. Tim vẫn làm việc, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu máu cho cơ thể.
Suy tim có thể xấu đi nếu không được điều trị. Khi bạn thực hiện những sự thay đổi lành mạnh, bạn có thể cảm thấy khỏe hơn nhiều và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn!

Điều gì có thể xảy ra khi bạn bị suy tim?

  • Tim của bạn không bơm đủ máu.
  • Máu bị ứ trong tĩnh mạch.
  • Chất dịch tích tụ, làm cho bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân bị sưng.
  • Cơ thể chứa quá nhiều dịch.
  • Dịch tích tụ trong phổi, gọi là "sung huyết phổi."
  • Cơ thể bạn không nhận được đủ máu, chất dinh dưỡng và oxy.
Các dấu hiệu của suy tim là gì?


• Thở gấp, đặc biệt là khi nằm
• Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức
• Ho hay thở khò khè, đặc biệt khi bạn luyện tập hay nằm
• Sưng bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân
• Tăng cân do tích tụ dịch
• Nhầm lẫn hay không thể suy nghĩ sáng suốt

Đâu là nguyên nhân?
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là bệnh động mạch vành, xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho  tim bị hẹp do tích tụ mỡ, còn gọi là mảng xơ vữa.

Các yếu tố nguy cơ thường dẫn đến suy tim là:

  • Cơn đau tim trước đây đã gây nên một số tổn thương cho cơ tim
  • Các khiếm khuyết bẩm sinh của tim
  • Cao huyết áp
  • Bệnh lý van tim
  • Các bệnh của cơ tim
  • Tim và/hoặc các van tim bị viêm
  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
  • Thừa cân
  • Bệnh đái tháo đường
  • Các vấn đề của tuyến thượng thận
  • Lạm dụng rượu bia hoặc dược chất
  • Một số loại hình hóa trị liệu
Suy tim được điều trị ra sao?

  • Bác sĩ của bạn có thể cho bạn dùng thuốc giúp tăng cường tim và thuốc lợi tiểu để giúp cơ thể của bạn loại bỏ lượng dịch dư thừa.
  • Bác sĩ của bạn sẽ khuyến cáo bạn một chế độ ăn ít natri (muối)
  • Bạn có thể được cung cấp ôxy để dùng tại nhà.
  • Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một số thay đổi trong lối sống.
  • Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật hoặc các thiết bị về tim.

Tôi có thể làm gì để kiểm soát chứng suy tim của mình?
  • Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy bỏ hút.
  • Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cân hàng ngày để xem có tăng cân do lượng dịch gia tăng hay không.
  • Theo dõi lượng chất lỏng (canh, sữa, nước uống…) đưa vào cơ thể mỗi ngày.
  • Theo dõi huyết áp của bạn hàng ngày.
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo khuyến cáo của bác sĩ. 
  • Tránh hoặc hạn chế rượu bia và chất caffeine.
  • Ăn một chế độ ăn có lợi cho tim, với ít muối và chất béo bão hòa.
  • Ăn ít muối và ít những thức ăn có muối.
  • Hãy năng hoạt động thể chất.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.

 Theo Hội Tim Hoa Kỳ

Wednesday, July 15, 2015

ĂN MẶN TỔN THƯƠNG NHIỀU NỘI TẠNG

Tử vong: Dùng muối liều cao trong một thời gian ngắn có thể gây tử vong. Nếu người ta ăn một gam muối mỗi kg trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, người ta có thể chết vì điều này.
Những tác hại chết người của việc ăn mặn
Ăn mặn làm giảm "bản lĩnh" đàn ông: Nếu ăn mặn vừa phải thì không có hại, nhưng ăn quá mặn thì hại thận, tổn thương tân dịch, làm suy yếu thần sắc, bất lợi trợ dương.
Những tác hại chết người của việc ăn mặn
Đột quỵ: Những người ít ăn mặn thường ít bị đột quỵ. Trong thực tế, các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối, khả năng làm giảm đột quỵ là 1/6.

Thursday, June 25, 2015

HÀM LƯỢNG CHOLESTEROLE TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM HẰNG NGÀY

Cholesterol là một chất béo trong máu và cần thiết cho việc sản xuất hormone và duy trì chức năng của màng tế bào. Cholesterol tốt được tạo ra từ chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng khi lượng cholesterol tăng cao, bạn có nguy cơ mắc bệnh. Hãy lưu ý tránh hoặc giảm ăn các thực phẩm sau.
LÒNG ĐỎ TRỨNG
Theo healthaliciousness.com, lòng đỏ trứng chứa hàm lượng cholesterol cao nhất so với bất kỳ loại thực phẩm nào với 1.234 mg mỗi 100 g, tương đương 411% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày. Riêng lòng đỏ trứng cung cấp 210 mg cholesterol, trong khi toàn bộ một quả trứng cung cấp 212 mg. Do đó hầu như tất cả cholesterol trong trứng được tìm thấy trong lòng đỏ.
Để tiết chế lượng cholesterol trong cơ thể, nếu bạn đã ăn một quả trứng vào buổi sáng, không nên ăn thực đơn giàu pho mát vào buổi trưa.
GAN
Cholesterol được sản xuất từ gan do đó gan chứa lượng cholesterol cao. Gan của hầu hết các động vật đều chứa 564 mg cholesterol trong mỗi 100 g, tương đương 188% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết một người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 300 mg cholesterol mỗi ngày. 90 g gan bò nấu chín sẽ cung cấp cho bạn 331 mg cholesterol.
TÔM
100 g tôm chứa 195 mg cholesterol (65% mức khuyến cáo mỗi ngày). Khi chọn hải sản, nên ưu tiên luộc so với rán.
Theo healthaliciousness.com, 100 g bơ chứa 215 mg cholesterol (72% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày) và một muỗng bơ chứa 30 mg (10% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày).
THỊT GÀ
Thịt gà ít chất béo, nhưng các chất dinh dưỡng trong thịt gà thay đổi khi nấu chín. Một chiếc chân gà còn da có nhiều chất béo và cholesterol hơn so với một tách kem hoặc một chiếc bánh hamburger. Da gà chứa lượng cholesterol cao.
THỨC ĂN NHANH
Theo healthaliciousness.com, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, trứng, bánh quy bơ... chứa lượng cholesterol cao.
Chất béo chuyển hóa (trans fat) biến tất cả các món ăn nhẹ của bạn và thức ăn nhanh thành một thực phẩm có lượng cholesterol cao. Chất béo chuyển hóa là kết quả của việc thêm hydro vào loại dầu thực vật. Phản ứng này diễn ra phổ biến trong cách chế nhiều thực phẩm nướng và các loại thực phẩm như bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên.
PHÔ MAI
100 g phô mai chứa lượng cholesterol lên đến 123 mg (41 % lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày).
THỊT CHẾ BIẾN SẴN
Lượng cholesterol trong thịt chế biến sẵn phụ thuộc vào lượng chất béo thêm vào khi chế biến. Các loại thịt, thịt cừu và vịt được chế biến sẵn chứa lượng cholesterol tương đương nhau.
BÁNH MỲ KẸP THỊT & PHÔ MAI
Một chiếc bánh mì kẹp thịt phô mai lớn chứa khoảng 175 mg cholesterol. Nếu bạn muốn giảm lượng cholesterol, hãy chọn bánh mì với nhân chay để thay thế.

Nguồn: Facebook GS Phạm Gia Khải
---------------------------------------------------------------------------
DƯỚI ĐÂY LÀ BẢNG CHỈ SỐ HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL TRONG 100G THỰC PHẨM ĐỂ MỌI NGƯỜI CÓ THỂ DỄ DÀNG TÍNH TOÁN, KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL VÀO CƠ THỂ: