Sunday, October 4, 2015

THỰC PHẨM NÀO LÀM SUY GIẢM HỆ MIỄN DỊCH?

Hệ miễn dịch có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh. Do đó, giữ hệ miễn dịch hoạt động trơn tru là điều rất quan trọng. 

Bạn cần tránh hoặc hạn chế dùng những thực phẩm sau để có một cuộc sống khỏe mạnh. 
Cà phê
Mặc dù caffeine có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe song nó có hại cho khả năng miễn dịch, theo healthmeup.com. Nạp quá nhiều caffeine sẽ dẫn đến mất ngủ, từ đó lần lượt làm suy yếu hệ miễn dịch.
Các loại thực phẩm chiên
Thực phẩm chiên không chỉ làm tăng cân, mà còn làm giảm khả năng miễn dịch. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên để tăng cường khả năng miễn dịch.
Thịt đỏ
Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng thịt đỏ có thể gây tác động xấu đến sức khỏe. Cơ thể chúng ta thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lượng đường tự nhiên có trong thịt đỏ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều rối loạn sức khỏe, bao gồm cả ung thư.
Thực phẩm chế biến
Thực phẩm qua chế biến có thể ảnh hưởng hệ miễn dịch. Các thành phần và hàm lượng đường có trong thực phẩm chế biến có thể gây hại hệ miễn dịch.
Chất cồn
Nạp một lượng cồn quá lớn làm suy yếu hệ miễn dịch. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều rượu làm giảm lượng bạch cầu. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên hạn chế uống rượu.
Báo Thanh Niên

Tuesday, September 29, 2015

10 LỢI ÍCH KHI BẠN THỨC SỚM

Trong một nghiên cứu của đại học Texas năm 2008, những sinh viên được biết đến là “con người của buổi sáng” có điểm số cao hơn hẳn những con “cú đêm”. Một kết quả học tập tốt sẽ đem đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn hơn.



Sunday, September 13, 2015

7 CÁCH HIỆU QUẢ ĐỂ CÓ ĐÔI MẮT SÁNG

Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, là phương tiện giúp con người nhìn và cảm nhận những điều xung quanh. Nó kết nối chúng ta với thế giới bên ngoài, làm cho cuộc sống sinh động và đẹp đẽ hơn. Cùng Ngaynay.vn đi tìm những phương pháp tăng cường thị lực cho mắt của bạn.
Xã hội ngày càng hiện đại, đặc biệt phát triển công nghệ thông tin, con người sử dụng nhiều hơn với các thiết bị điện tử như máy tính, smartphone, iPad… Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến đôi mắt thường xuyên bị mệt mỏi, mờ dần…

Saturday, September 12, 2015

QUÁ TRÌNH SINH HỌC CƠ THỂ VỀ ĐÊM VÀ TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA


★ Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này nên giữ trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.
★ Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
★ Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say
★ Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.
★ Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.
★ Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.
★ Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.
TÁC HẠI CỦA VIỆC THỨC KHUYA, NGỦ MUỘN
••• Giảm trí nhớ.
••• Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.
••• Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.
••• Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).
••• Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.
••• Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.
••• Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm. Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10h – 11h tối, da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…
••• Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.
••• Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…
••• Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.
THEO ĐỒNG HỒ SINH HỌC THÌ:
★ Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.
★ Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.
★ Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc-môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.
Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh.
Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.
Hi vọng bài viết này phần nào bạn đã hiểu rõ tác hại của việc thức khuya và hãy khắc phục nó để cơ thể của bạn được bình thường và bạn luôn khỏe mạnh.
NGUỒN: Alobacsi

Thursday, September 3, 2015

SUY TIM NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Nếu bạn bị suy tim, bạn không đơn độc. Hiện nay, có khoảng 5,7 triệu người Mỹ đang sống chung với căn bệnh này Trên thực tế, suy tim là một trong những lý do thường gặp nhất khiến cho người già từ 65 tuổi trở lên phải vào bệnh viện. Có thể phải mất nhiều năm để cho bệnh suy tim phát triển. Suy tim còn được gọi là suy tim sung huyết khi dịch tích tụ trong các phần khác nhau của cơ thể. Vậy nếu bạn chưa bị nhưng có nguy cơ bị suy tim, bạn nên thay đổi lối sống ngay bây giờ để phòng ngừa nó!

Các triệu chứng suy tim thường phát triển trong nhiều tuần hay nhiều tháng, khi tim bạn trở nên yếu hơn trong việc bơm máu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Suy tim thường làm cho tim lớn. 

Tim của bạn có ngưng đập không?

Khi bạn bị suy tim, điều đó không có nghĩa là tim bạn đã ngừng đập. Tim vẫn làm việc, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu máu cho cơ thể.
Suy tim có thể xấu đi nếu không được điều trị. Khi bạn thực hiện những sự thay đổi lành mạnh, bạn có thể cảm thấy khỏe hơn nhiều và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn!

Điều gì có thể xảy ra khi bạn bị suy tim?

  • Tim của bạn không bơm đủ máu.
  • Máu bị ứ trong tĩnh mạch.
  • Chất dịch tích tụ, làm cho bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân bị sưng.
  • Cơ thể chứa quá nhiều dịch.
  • Dịch tích tụ trong phổi, gọi là "sung huyết phổi."
  • Cơ thể bạn không nhận được đủ máu, chất dinh dưỡng và oxy.
Các dấu hiệu của suy tim là gì?


• Thở gấp, đặc biệt là khi nằm
• Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức
• Ho hay thở khò khè, đặc biệt khi bạn luyện tập hay nằm
• Sưng bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân
• Tăng cân do tích tụ dịch
• Nhầm lẫn hay không thể suy nghĩ sáng suốt

Đâu là nguyên nhân?
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là bệnh động mạch vành, xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho  tim bị hẹp do tích tụ mỡ, còn gọi là mảng xơ vữa.

Các yếu tố nguy cơ thường dẫn đến suy tim là:

  • Cơn đau tim trước đây đã gây nên một số tổn thương cho cơ tim
  • Các khiếm khuyết bẩm sinh của tim
  • Cao huyết áp
  • Bệnh lý van tim
  • Các bệnh của cơ tim
  • Tim và/hoặc các van tim bị viêm
  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
  • Thừa cân
  • Bệnh đái tháo đường
  • Các vấn đề của tuyến thượng thận
  • Lạm dụng rượu bia hoặc dược chất
  • Một số loại hình hóa trị liệu
Suy tim được điều trị ra sao?

  • Bác sĩ của bạn có thể cho bạn dùng thuốc giúp tăng cường tim và thuốc lợi tiểu để giúp cơ thể của bạn loại bỏ lượng dịch dư thừa.
  • Bác sĩ của bạn sẽ khuyến cáo bạn một chế độ ăn ít natri (muối)
  • Bạn có thể được cung cấp ôxy để dùng tại nhà.
  • Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một số thay đổi trong lối sống.
  • Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật hoặc các thiết bị về tim.

Tôi có thể làm gì để kiểm soát chứng suy tim của mình?
  • Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy bỏ hút.
  • Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cân hàng ngày để xem có tăng cân do lượng dịch gia tăng hay không.
  • Theo dõi lượng chất lỏng (canh, sữa, nước uống…) đưa vào cơ thể mỗi ngày.
  • Theo dõi huyết áp của bạn hàng ngày.
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo khuyến cáo của bác sĩ. 
  • Tránh hoặc hạn chế rượu bia và chất caffeine.
  • Ăn một chế độ ăn có lợi cho tim, với ít muối và chất béo bão hòa.
  • Ăn ít muối và ít những thức ăn có muối.
  • Hãy năng hoạt động thể chất.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.

 Theo Hội Tim Hoa Kỳ

Sunday, August 23, 2015

SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN: CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Chuyên đề này mình viết tham gia hội nghị nội khoa toàn quốc năm 2013 ở Tuy Hòa - Phú Yên, khi học y khoa năm 5. Trong chuyến đi mình học được rất nhiều từ các Thầy và các bậc đàn anh, đặc biệt là giáo sư Nguyễn Khánh Trạch - chủ tịch hội Nội Khoa Việt Nam. Thầy nói: Giỏi 1 chuyên khoa nhưng phải biết nhiều chuyên khoa.




 BS TRẦN HỮU HIỀN
I.       GIỚI THIỆU
Suy tim, một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, là con đường chung của hầu hết các bệnh tim mạch. Theo thống kê năm 2013 của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AHA), năm 2009 suy tim có 56410 trường hợp tử vong, ước tính khoảng 5,1 triệu người Mỹ trên 20 tuổi bị suy tim (2,1% dân số) và từ năm 2013 đến 2030, dự đoán tỉ lệ lưu hành suy tim sẽ tăng 25%(1). Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê về bệnh suất và tử suất của suy tim.
Trong hai thập kỷ qua, một số lượng lớn bệnh nhân suy tim phân suất tống máu bảo tồn (heart failure with preserved ejection fraction – HFpEF) đã ít được xem xét. Những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có đến 50%  bệnh nhân có triệu chứng suy tim với phân suất tống máu bình thường hay được bảo tồn. Và HFpEF ngày càng được cộng đồng tim mạch công nhận rộng rãi(2). Bệnh nhân với HFpEF có xu hướng gặp ở người già, tăng huyết áp, rung nhĩ, ít gặp hơn ở bệnh nhân có bệnh mạch vành(34), nhưng bệnh mạch vành là nguyên nhân nền chủ yếu của HFpEF, đặc biệt là ở nam(3). Nhìn chung, nữ gặp nhiều hơn nam, với tỉ lệ 2:1. Về điều trị, trong khi các tiến bộ gần đây đã cải thiện kết quả ở bệnh nhân suy tim giảm phân suất tống máu (heart failure with reduced ejection fraction – HFrEF), thì dường như chưa thấy hiệu quả đối với HFpEF. Do đó, HFpEF đã tạo ra những thách thức cho thầy thuốc lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị. Tỉ lệ lưu hành HFpEF (dự kiến tăng 1% mỗi năm) tăng tương xứng HFrEF đã làm tăng nhu cầu thông tin để đánh giá, chẩn đoán và điều trị(3).

Sunday, July 26, 2015

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO Y KHOA VIỆT NAM

Trường Y chịu sự quản lý của 2 bộ là Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ Y tế cho nên chuyện bằng cấp cũng có những đặc thù.
1. Về phía bằng cấp do Bộ Y tế quản lý, sinh viên học 6 năm tốt nghiệp ra trường được gọi là Bác sĩ, nếu học thêm khoảng 1 năm một chuyên khoa nào đó thì được gọi là Bác sĩ chuyên khoa định hướng (CKĐH) và có thể bắt đầu hành nghề. Bác sĩ CKĐH có thể tiếp tục học thêm 2 năm nữa, thi tốt nghiệp thành Bác sĩ chuyên khoa cấp I (BSCK I). Bác sĩ CKI đi làm một thời gian có thể đi học tiếp 2 năm nữa, có trình luận văn để thành Bác sĩ chuyên khoa cấp II (BSCK II). Như vậy, CKĐH, BSCK I và BSCK II là hệ đào tạo thiên về "thực hành".