Monday, February 8, 2016

6 CÁCH KHẮC PHỤC ỌC SỮA

Ọc sữa, trớ sữa là trường hợp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trong những ngày bé mới chào đời. Để giảm tình trạng này, mẹ cần thay đổi cách cho ăn và lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của bé và gia đình

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ có ít nhất 1-2 lần bị ọc sữa. Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa thông thường đều có thể được cải thiện, nhờ thay đổi một vài thói quen nhỏ khi cho bé bú. Tham khảo ngay 5 bí quyết xử lý ọc sữa cho con, mẹ nhé!
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Xảy ra nhiều, nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách xử lý tình trạng ọc sữa của con đâu nhé!
1/ Chia nhỏ khẩu phần của bé
So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều.
2/ Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa
Với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Và nếu lúc này mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.
Mách mẹ cách cho bé ợ hơi
Mách mẹ cách cho bé ợ hơiCho con bú sữa mẹ hoặc bú bình là một trải nghiệm rất thú vị với những người mới làm cha mẹ. Tuy nhiên, có thể bạn đang lãng quên một phần quan trọng của công việc này, đó là cho bé ợ hơi
3/ Cho bé bú đúng cách
Có thể mẹ không biết, nhưng cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị ọc sữa. Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé. Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.
4/ Tư thế ngủ đúng cho bé
Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.
5/ Nói “không” với khói thuốc
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.
Hút thuốc thụ động và những ảnh hưởng tới sức khỏe bé
Hút thuốc thụ động và những ảnh hưởng tới sức khỏe béTheo số liệu thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 40.000 trường hợp tử vong do hút thuốc và hít phải khói thuốc và có hơn 60% trẻ em dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe bé yêu của bạn
6/ Bổ sung canxi cho bé
Ọc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.
Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng ọc sữa của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi khám bệnh. Trong một vài trường hợp, ọc sữa đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột…

No comments:

Post a Comment