Friday, June 24, 2016

VIÊM GAN C NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Cấu trúc virus viêm gan C
I.  BỆNH VIÊM GAN C
Viêm gan C là một bệnh do virus lan truyền rộng rãi và Tổ chức Y Tế thế giới ước tính có 170 triệu người trên thế giới đang mắc bệnh.
Virus viêm gan C có 6 kiểu chính, gọi là kiểu gen.
Kiểu gen không ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sẽ được điều trị như thế nào. Kiểu gen của virus được xác định bằng xét nghiệm máu trước khi bắt đầu điều trị.
Việc xác định kiểu gen là vấn đề quan trọng vì có một số kiểu gen dễ điều trị hơn một số kiểu gen khác. Điều này có nghĩa là việc điều trị sẽ khác nhau tùy theo kiểu gen.  Ở Việt Nam kiểu gen 6 chiếm tỷ lệ cao khoảng 20%, chỉ sau kiểu gen 1)


Chức năng của gan, và virus viêm gan C ảnh hưởng đến gan như thế nào?
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Gan nằm dưới khung sườn bên phải, phía trên dạ dày. Gan chịu trách nhiệm:
·        Dự trữ vitamin, khoáng chất , sắt và đường cho cơ thể và chuyển hóa thức ăn
·        Sản xuất những protein cơ bản và những chất đông máu.
·        Kiểm soát nồng độ hormone và các chất hóa học trong máu
·        Hóa giải chất độc. Bạn không thể sống nếu không có gan. Nếu gan bị bệnh, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng, và bạn sẽ thấy sức khỏe thay đổi. Tổn thương gan do virus viêm gan C có thể tiến triển chậm trong nhiều năm, nên việc phát hiện và điều trị rất quan trọng.
Người ta thường bị nhiễm viêm gan C qua:
·         Truyền máu bị nhiễm hay những chế phẩm của máu trước năm 1991
·         Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm (sử dụng chung dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh, băng vết thương)
Tất cả những tình huống (trong  hay ngoài y khoa) có sử dụng hay tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận như những trường hợp sau:
·         Dùng chung kim tiêm hay ống chích
·         Bị kim tiêm đâm phải (ví dụ như khi y tá tiêm chích thuốc)
·         Chữa răng
·         Xăm mình, châm cứu xỏ lỗ tai không vô trùng
·         Truyền bệnh qua những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, giao hợp lúc có kinh
·         Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân bị nhiễm
·         Truyền từ mẹ sang con (hiếm gặp)
·         Ở nhiều người, không biết được đường lây nhiễm
Các đường lây viêm gan C

Wednesday, March 30, 2016

NHỮNG SAI LẦM VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ THÔNG MINH

1. Bà bầu cần nghe nhạc Mozart
Nhiều chị em sống tại thành phố thường truyền cho nhau bí kíp rằng, mẹ bầu cần nghe nhạc giao hưởng, đặc biệt là nhạc Mozart sẽ giúp em bé sinh ra sau này thông minh hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Vienna (Áo) đã thực hiện trên 40 công trình nghiên cứu và kết luận rằng, chưa có bất kể bằng chứng nào cho thấy thai nhi nghe nhạc Mozart sớm sẽ cải thiện khả năng nhận thức sau này.
Trí thông minh của trẻ có cải thiện chút ít sau khi nghe nhạc nhưng chỉ khi trẻ đã chào đời, chứ không phải trong bụng mẹ. Vì vậy, muốn con sau này thành nhà toán học thiên tài, việc cha mẹ nên làm là cho trẻ tiếp xúc sớm với các trò chơi luyện óc phán đoán, quan sát ngay từ những năm đầu đời.
2. Cho trẻ xem chương trình dành cho thiếu nhi trên tivi, smartphone để tăng cường khả năng ngôn ngữ

DẠY CON THÔNG MINH NĂM THỨ HAI ĐẦU ĐỜI THEO PHƯƠNG PHÁP NHẬT

Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều

Năng lượng bên trong của trẻ sẽ phát huy hoàn hảo khi các giác quan, kỹ năng vận động và ngôn ngữ được kích hoạt ngay sau sinh. Từ một tuổi rưỡi trẻ cần đi bộ với quãng đường dài nhất có thể. Bế ẵm, ôm ấp hay để con ngồi xe đẩy, ô tô cả ngày sẽ làm mất khả năng di chuyển.


Cho trẻ hoạt động thể chất nhiều nhất có thể.

Ở tuổi lên 2, trẻ luôn muốn vận động, chân tay và cơ thể chúng không chịu ngồi yên. Nếu bị kiềm chế sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Khi được thúc đẩy đúng cách, trẻ có thể phát triển những khả năng thể chất đáng kinh ngạc. Vì thế, từ khoảng 2 tuổi, người Nhật dạy con đi bộ như một bài tập hàng ngày. Đây cũng là một cách giúp trẻ phát triển trí não.

Tuy nhiên đi bộ trên đường bằng phẳng không phải là một ý kiến hay. Bạn nên để con đi trên những con đường gồ ghề một chút hoặc tập lên xuống cầu thang… Bạn có thể đứng ở xa ném bóng và để con tự bắt. Đầu tiên, bé sẽ chạy theo quả bóng, sau đó chúng sẽ học được cách quan sát mục tiêu và tìm ra con đường ngắn nhất đến đó.

Giai đoạn nhạy cảm nhất để phát triển ngôn ngữ

13 PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ THÔNG MINH

Mẹo kích thích trí não này là những điều mẹ nên biết nếu muốn nuôi con thông minh.
Thông thường ở trẻ sơ sinh, khi các bé đạt được một mốc phát triển sớm hơn so với dự đoán thông thường của các chuyên gia như: biết ‘theo’ trước 2 tháng, biết quay đầu khi gọi trước 4 tháng, phát triển các kỹ năng cầm trước 5 tháng, biết bập bẹ nói trước 8 tháng.. thì được các nhà khoa học xác định là những trẻ thông minh. Nó cho thấy khả năng nhận thức tốt, tiếp thu nhanh và sự phát triển vượt trội của não bộ.
Một số trẻ đạt được các mốc đó là do khi sinh ra đã tự nhiên có não bộ phát triển hơn người. Tuy nhiên, đã phần những đứa trẻ được như vậy bởi bố mẹ chúng đã có phương pháp giáo dục sớm tích cực và kiên nhẫn.
Trẻ nhỏ có thể mới sinh ra chưa được thừa hưởng gen thông minh di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con nếu không ngay bây giờ thì sau này cũng phải thông minh học giỏi. Vậy làm cách nào để bé được phát triễn não bộ sớm nhất có thể? Mẹ nên dành thời gian để sử dụng những phương pháp sau:
1. Nói ra tất cả những gì mẹ thấy và làm với bé
Khi ở nhà, mẹ có thể vừa thay bỉm, vừa quấy bột cho con và vừa mô tả cho bé mình đang làm gì. Lúc ra đường, mẹ có thể chỉ cho bé cái cây, con chim, đếm các xe hơi trên đường. Có thể ban đầu, mẹ sẽ thấy việc mình đang làm khá vô ích vì trẻ không có phản ứng gì. Tuy nhiên bé thực sự đang tiếp thu và học dần qua những lời mẹ nói. Khả năng nhận thức của bé với môi trường xung quanh và lời nói của mẹ sẽ được não bộ ghi lại trong suốt quá trình và bé chắc chắn sẽ tiến bộ vượt bậc trước khi mẹ kịp nhận ra.
2. Đọc sách cho bé ngay từ ngày đầu
Mọi người thường cười khi thấy một bà mẹ đọc sách cho con ngay từ tháng thứ 6, thứ 7? Vậy là mọi người sai. Ngay cả khi trẻ chưa biết gì, chúng cũng đã biết được phần còn lại của cuốn sách thì như thế nào. Bằng chứng là trẻ luôn lật lật các trang sách về đến trang cuối cùng. Chúng cũng hiểu được nhiều điều từ nội dung của những cuốn sách dựa trên những gì mẹ đọc và giải thích cho chúng nghe hàng ngày. Trẻ nhỏ vài tháng tuổi cũng đã có cuốn sách yêu thích của mình. Trong một ngăn tủ đầy sách, chúng luôn có xu hướng chỉ lôi ra và muốn mẹ đọc cho một quyển thích nhất.
3. Sử dụng các tấm thẻ học


Mẹ có thể tự làm ra chúng. Chọn những mảnh bìa cứng, cắt vuông vức tầm một quân bài. Vẽ một mặt là chữ cái hoặc số, mặt còn lại là hình ảnh. Cho con chơi với những tấm thẻ này hàng ngày thực sự có tác dụng ghi nhớ và kích thích não trẻ.
4. Luôn để con thấy những việc mẹ làm, và làm thật chậm rãi
Khi mẹ đánh răng, thay đồ, dọn dẹp nhà cửa…hãy để trẻ quan sát và nếu có thể, nên cho bé thử làm cùng. Mặc dù như vậy sẽ khiến mẹ bị chậm đi rất nhiều và tốn kha khá thời gian. Tuy nhiên, trẻ sẽ học đơn giản hơn và nhanh hơn.
5. Tránh dùng Tivi, Ipad hay thậm chí cả những chương trình dành cho thiếu nhi, phần mềm dành cho trẻ em…để làm thay mẹ việc trông nom con
Một số cha mẹ đôi khi quá mệt mỏi, bận rộn và quyết định cho con ‘dính’ lấy cái Tivi để bản thân có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng. Xem nhiều tivi sẽ khiến sẽ chậm nói, thụ động và không muốn chú ý gì tới xung quanh
6. Dạy con cách lựa chọn và cho bé quyền lựa chọn
Đơn giản là như thế này: Mẹ có thể cầm hai đồ vật với màu sắc khác nhau, nói cho trẻ và hỏi xem con muốn màu nào. Vàng hay xanh. Nếu bé cầm một món đồ. Hãy lấy lại và lặp lại câu hỏi. Lâu dần, trẻ sẽ ghi nhớ được màu sắc cũng như tính chất, tên gọi của món đồ
7. Để cho người khác bế em bé
Đừng ‘kibo’ con mình. Miễn người đối diện đang sạch sẽ, có thể tin tưởng được và biết bế em bé, hãy cho họ bế con mình một lúc. Trẻ em không có bất kỳ khái niệm nào về việc liệu một người nào đó béo hay gầy, họ xinh hay xấu, vui vẻ hay buồn chán. Cho phép mọi người bế con bạn và bé sẽ tự tìm hiểu về các đặc điểm của từng cá thể khác nhau. Làm quen với đám đông cũng sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội.

BÉ BẮT ĐẦU ĂN DẶM: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VÀ QUAN TRỌNG


Khuyến cáo hiện nay là bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. 
Tần suất cho ăn dặm sẽ tùy theo phát triển vận động của bé: 
• Khi bé ngồi cần hỗ trợ hay ngồi tự mình được: bắt đầu bằng 1 lần/ngày, sau đó từ từ tăng lên đến 2-3 lần/ngày
• Khi bé bò được: cho ăn dặm 3-4 lần/ngày
• Khi bé đi được: lý tưởng là 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
Một số nguyên tắc cơ bản: 
• Bắt đầu là giới thiệu từng vị thức ăn một cho trẻ! Cho trẻ ăn một loại thức ăn trong một lần ăn.

Friday, March 18, 2016

PHÒNG NGỪA UNG THƯ TRỰC TRÀNG NÊN TRÁNH THỨC ĂN NÀO?

Ung thư trực tràng chủ yếu đến từ thức ăn
PGS Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương, cho biết ung thư đại - trực tràng là ung thư đường tiêu hoá có tiên lượng tốt hơn, tỷ lệ chữa thành công không bệnh từ 40 - 60%. Tuy nhiên, bệnh phải phát hiện sớm, còn nếu phát hiện muộn thì tiên lượng cũng như các bệnh ung thư khác.
Các yếu tố nguy cơ chính của ung thư đại trực tràng đến từ chế độ ăn! Chế độ ăn có nhiều mỡ, thịt động vật, thức ăn lên men, ướp muối, xông khói, thức ăn gây đột biến gen được xem là có liên quan tới ung thư đại - trực tràng.
Một vài trạng thái bệnh lý được coi là tổn thương tiền ung thư, viêm loét đại trực tràng mãn tính có thể phát triển thành ung thư từ 20 - 25%, bệnh viêm mô hạt mãn tính của ống tiêu hoá, các u lành tính là những khối polyp kích thước lớn có nguy cơ K hoá rất cao.
Bệnh có yếu tố di truyền nếu các thành viên trong gia đình từng bị ung thư đại trực tràng thì các thành viên còn lại có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là những trường hợp gia đình có tiền sử polyp tuyến.