Sunday, August 23, 2015

SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN: CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Chuyên đề này mình viết tham gia hội nghị nội khoa toàn quốc năm 2013 ở Tuy Hòa - Phú Yên, khi học y khoa năm 5. Trong chuyến đi mình học được rất nhiều từ các Thầy và các bậc đàn anh, đặc biệt là giáo sư Nguyễn Khánh Trạch - chủ tịch hội Nội Khoa Việt Nam. Thầy nói: Giỏi 1 chuyên khoa nhưng phải biết nhiều chuyên khoa.




 BS TRẦN HỮU HIỀN
I.       GIỚI THIỆU
Suy tim, một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, là con đường chung của hầu hết các bệnh tim mạch. Theo thống kê năm 2013 của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AHA), năm 2009 suy tim có 56410 trường hợp tử vong, ước tính khoảng 5,1 triệu người Mỹ trên 20 tuổi bị suy tim (2,1% dân số) và từ năm 2013 đến 2030, dự đoán tỉ lệ lưu hành suy tim sẽ tăng 25%(1). Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê về bệnh suất và tử suất của suy tim.
Trong hai thập kỷ qua, một số lượng lớn bệnh nhân suy tim phân suất tống máu bảo tồn (heart failure with preserved ejection fraction – HFpEF) đã ít được xem xét. Những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có đến 50%  bệnh nhân có triệu chứng suy tim với phân suất tống máu bình thường hay được bảo tồn. Và HFpEF ngày càng được cộng đồng tim mạch công nhận rộng rãi(2). Bệnh nhân với HFpEF có xu hướng gặp ở người già, tăng huyết áp, rung nhĩ, ít gặp hơn ở bệnh nhân có bệnh mạch vành(34), nhưng bệnh mạch vành là nguyên nhân nền chủ yếu của HFpEF, đặc biệt là ở nam(3). Nhìn chung, nữ gặp nhiều hơn nam, với tỉ lệ 2:1. Về điều trị, trong khi các tiến bộ gần đây đã cải thiện kết quả ở bệnh nhân suy tim giảm phân suất tống máu (heart failure with reduced ejection fraction – HFrEF), thì dường như chưa thấy hiệu quả đối với HFpEF. Do đó, HFpEF đã tạo ra những thách thức cho thầy thuốc lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị. Tỉ lệ lưu hành HFpEF (dự kiến tăng 1% mỗi năm) tăng tương xứng HFrEF đã làm tăng nhu cầu thông tin để đánh giá, chẩn đoán và điều trị(3).

Sunday, July 26, 2015

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO Y KHOA VIỆT NAM

Trường Y chịu sự quản lý của 2 bộ là Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ Y tế cho nên chuyện bằng cấp cũng có những đặc thù.
1. Về phía bằng cấp do Bộ Y tế quản lý, sinh viên học 6 năm tốt nghiệp ra trường được gọi là Bác sĩ, nếu học thêm khoảng 1 năm một chuyên khoa nào đó thì được gọi là Bác sĩ chuyên khoa định hướng (CKĐH) và có thể bắt đầu hành nghề. Bác sĩ CKĐH có thể tiếp tục học thêm 2 năm nữa, thi tốt nghiệp thành Bác sĩ chuyên khoa cấp I (BSCK I). Bác sĩ CKI đi làm một thời gian có thể đi học tiếp 2 năm nữa, có trình luận văn để thành Bác sĩ chuyên khoa cấp II (BSCK II). Như vậy, CKĐH, BSCK I và BSCK II là hệ đào tạo thiên về "thực hành".



Saturday, July 25, 2015

HỎI ĐÁP BỆNH VIÊM GAN B

BS Trần Hữu Hiền
     Viêm gan B có tỷ lệ lưu hành cao ở châu Á, đặc biệt ở Việt Nam chúng ta. Bệnh nguy hiểm ở chỗ thầm lặng  (có thể bạn đang mang virus mà bạn cũng không biết nếu không làm xét nghiệm máu!), nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao như xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, chúng tôi biên soạn tài liệu này mục đích để phổ biến kiến thức về viêm gan B một cách rộng rãi với những tài liệu đáng tin cậy. 


1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là bệnh gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B (hepatitis B virus – HBV), một loại virus thuộc họ Hepadnaviridae có 8 type kháng nguyên.
Khi virus nhiễm xâm nhập tế bào gan, tế bào miễn dịch sẽ nhận diện và tiêu diệt tế bào bị nhiễm (vì vậy mà tăng men gan). Nếu diệt hết virus trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên bị nhiễm (giai đoạn cấp) thì cơ thể sẽ sạch virus và có thể có kháng thể chống lại virus. Nếu diệt không hết virus thì sẽ dẫn đến viêm gan B mãn tính (nhiễm trên 6 tháng).
Cấu trúc của virus viêm gan B (HBV)



2. Viêm gan B có phổ biến không?
Theo WHO, toàn thế giới có khoảng 260 triệu người mang HBV mãn tính, 2/3 số này ở châu Á.
Ở Việt Nam, trong một nghiên cứu (cắt ngang tại cộng đồng với 1047 đối tượng) thì tỷ lệ lưu hành là 8,9%, trong một nghiên cứu khác ( cắt ngang, 1200 mẫu máu) là 14%.

3. HBV lây qua đường nào và không lây qua đường nào?
HBV thường lây qua đường máu, tinh dịch, dịch tiết cơ thể từ người nhiễm sang người lành. HBV cũng lây qua đường quan hệ tình dục, sử dụng chung các dụng cụ y tế, và từ người mẹ bị nhiễm sang con lúc sinh.
HBV không lây khi dùng chung đồ dùng ăn uống, ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi. HBV không lây qua thực phẩm và nước ô nhiễm như một số virus viêm gan khác.


4. Khi bị nhiễm HBV cơ thể biểu hiện triệu chứng gì?
Khi bị viêm gan B cấp tính cơ thể sẽ biểu hiện các triệu chứng sau khi bị nhiễm vài tuần hoặc vài tháng:


Sốt, mệt
Chán ăn
Nôn, buồn nôn
Vàng da
Đau bụng
Phân bạc màu
Nước tiểu đậm màu
Đau khớp




Khi bị viêm gan B mãn tính cơ thể sẽ không biểu hiện triệu chứng gì, nhưng vẫn có thể phát hiện virus trong máu. Khi bị nhiễm khoảng 30 năm, triệu chứng mới phát hiện ra, gan bị tổn thương dai dẳng trong suốt thời gian này. Khi triệu chứng xuất hiện thì tương tự như giai đọan cấp tính, lúc này gan đã bị tổn thương nặng.

5. Viêm gan B có nguy hiểm không?
Có. Nguy hiểm bởi vì viêm gan B là một bệnh rất âm thầm, người mang virus cũng như người bình thường.
Nhiễm virus viêm gan B (HBV) có thể dẫn đến các bệnh về gan như: suy gan, xơ gan, ung thư gan. 80% các trường hợp ung thư gan là do nhiễm HBV mãn tính.
Mỗi năm  trên thế giới có 780.000 người chết bởi các biến chứng do nhiễm HBV mãn tính, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan mãn          Xơ gan       Ung thư gan


6. Bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính có điều trị không?
Không. Khi bệnh nhân viêm gan B cấp tính (HbsAG (+) và HbcAb-IgM (+)) thì bệnh sẽ tự giới hạn ở 95% người lớn và không cần điều trị kháng virus. Thuốc kháng virus chỉ điều trị ở các bệnh nhân viêm gan B mãn tính.

7. Tất cả bệnh nhân viêm gan B mãn tính đều phải trị không?
Không. Chỉ điều trị những bệnh nhân phát hiện virus đang hoạt động và tế bào gan đang bị hủy. Cụ thể, chỉ điều trị khi men gan ALT>2 lần giá trị bình thường, HBeAg (+). Hoặc khi HBeAg (-) thì làm xét nghiệm nồng độ HBV DNA bằng PCR, khi > 2000 IU/ml.

8. Mục tiêu điều trị viêm gan B là gì?
Giảm sinh sản virus và ngăn ngừa tổn thương tế bào gan, biểu hiện bằng sự chuyển huyết thanh HBeAg (-), HBeAb (+)

9. Các thuốc nào có thể điều trị viêm gan B?
Hiện tại có 7 thuốc điều trị, tuy nhiên có 3 thuốc ưa dùng: Pegylated Interferon alpha-2A, Tenofovir, Entecavir.

Pegylated Interferon alpha-2A
Entecavir
Tenofovir
Tác dụng kháng virus
++
++++
++++
Thời gian sử dụng
52 tuần
> 1 năm
> 1 năm
Đường dùng
Tiêm dưới da
Uống
Uống
Đề kháng
Chưa ghi nhận đề kháng
Chưa ghi nhận đề kháng
Tác dụng phụ
Phổ biến
Ít phổ biến
Ít phổ biến
Giá thành
Đắt
Thấp hơn
Thấp hơn
Chuyển huyết thanh Antigen-e (1 năm)
30%
15-25%
15-25%

10. Theo dõi khi đang điều trị viêm gan B như thế nào?
Theo dõi định lượng HBV DNA và men gan ALT mỗi 3 tháng. Ngoài ra cần kiểm tra chức năng thận ít nhất 1 lần/năm khi dùng thuốc uống (Entecavir và Tenofovir).

11. Điều trị viêm gan B có hồi phục được tiền xơ gan (fibrosis) và xơ gan?
Có. 5 năm điều trị với tenofovir, 51% bệnh nhân hồi phục tiền xơ gan và 74% không còn xơ gan. Kết quả cũng tương tự với một số nhỏ bệnh nhân điều trị kéo dài với entecavir.
Ở những bệnh nhân xơ gan tiến triển và xơ gan mất bù dùng thuốc uống cũng có thể kéo dài thới gian sống.

12. Viêm gan B có thể dự phòng không?
Có. Viêm gan B có thể dự phòng bằng cách tiêm vaccin.

Tư vấn và điều trị viêm gan B và C xin liên hệ:
Bác sĩ Trần Hữu Hiền
Zalo: 0987842200
Email: dr.hien90@gmail.com
Điều trị hết bệnh trong 3 tháng
theo phác đồ của WHO

với chi phí thấp nhất hiện nay

Tài liệu tham khảo
3. Prevalence of hepatitis B & hepatitis C virus infections in potential blood donors in rural Vietnam http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22885267
4. Centers for Disease Control and Prevention. Hepatitis B information for health professionals http://www.cdc.gov/hepatitis/hbv/
5. Regression of cirrhosis during treatment with tenofovir disoproxil fumarate for chronic hepatitis B: a 5-year open-label follow-up study.  http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23234725
6. Meta-analysis: oral anti-viral agents in adults with decompensated hepatitis B virus cirrhosis  http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1365-2036.2011.04990.x/abstract;jsessionid=8B573A9CC90664F305E8F0DCAE937D43.f01t03
7. Study of Liver Diseases (AASLD) Practice Guidelines for Management of Chronic Hepatitis B  http://www.aasld.org/sites/default/files/guideline_documents/ChronicHepatitisB2009.pdf




Sunday, July 19, 2015

BÍ QUYẾT HỌC Y KHOA HAY LÀ QUÁ TRÌNH ĐỂ TRỞ THÀNH BÁC SĨ ĐA KHOA

Phần 1:


Sinh viên y khoa phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt
Quá trình cặm cụi 12 năm đèn sách đã rất vất vả để đậu vào y khoa. Quá trình để trở thành bác sĩ còn vất vả hơn nhiều. Bởi vì không chỉ là nghiền ngẫm hàng tá sách vở mà bạn - người sinh viên y khoa còn phải thực tập ở môi trường bệnh viện với những thủ thuật, kỹ năng y khoa căn bản đến nâng cao theo trình tự và chuẩn mực, như: khám bệnh nhân, hỏi bệnh sử, đo huyết áp, tiêm chích, hay những kỹ năng đòi hỏi chính xác như chọc dò màng bụng, màng phổi, lấy khí máu động mạch, phụ mổ, đỡ đẻ... Những công việc trên không phải lúc nào sinh viên y khoa chúng ta cũng làm trong lúc tinh thần tỉnh táo nhất mà có thể là vào lúc nửa đêm, hay gần về bình minh khi mà giấc ngủ ngon nhất. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm bản thân để các bạn sinh viên mới vào trường y khỏi bỡ ngỡ và có kế hoạch học tập thật tốt cho riêng chính mình.Kinh nghiệm của tôi tất nhiên không phải là chuẩn mực bởi vì mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai.

Wednesday, July 15, 2015

ĂN MẶN TỔN THƯƠNG NHIỀU NỘI TẠNG

Tử vong: Dùng muối liều cao trong một thời gian ngắn có thể gây tử vong. Nếu người ta ăn một gam muối mỗi kg trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, người ta có thể chết vì điều này.
Những tác hại chết người của việc ăn mặn
Ăn mặn làm giảm "bản lĩnh" đàn ông: Nếu ăn mặn vừa phải thì không có hại, nhưng ăn quá mặn thì hại thận, tổn thương tân dịch, làm suy yếu thần sắc, bất lợi trợ dương.
Những tác hại chết người của việc ăn mặn
Đột quỵ: Những người ít ăn mặn thường ít bị đột quỵ. Trong thực tế, các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối, khả năng làm giảm đột quỵ là 1/6.

Thursday, June 25, 2015

HÀM LƯỢNG CHOLESTEROLE TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM HẰNG NGÀY

Cholesterol là một chất béo trong máu và cần thiết cho việc sản xuất hormone và duy trì chức năng của màng tế bào. Cholesterol tốt được tạo ra từ chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng khi lượng cholesterol tăng cao, bạn có nguy cơ mắc bệnh. Hãy lưu ý tránh hoặc giảm ăn các thực phẩm sau.
LÒNG ĐỎ TRỨNG
Theo healthaliciousness.com, lòng đỏ trứng chứa hàm lượng cholesterol cao nhất so với bất kỳ loại thực phẩm nào với 1.234 mg mỗi 100 g, tương đương 411% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày. Riêng lòng đỏ trứng cung cấp 210 mg cholesterol, trong khi toàn bộ một quả trứng cung cấp 212 mg. Do đó hầu như tất cả cholesterol trong trứng được tìm thấy trong lòng đỏ.
Để tiết chế lượng cholesterol trong cơ thể, nếu bạn đã ăn một quả trứng vào buổi sáng, không nên ăn thực đơn giàu pho mát vào buổi trưa.
GAN
Cholesterol được sản xuất từ gan do đó gan chứa lượng cholesterol cao. Gan của hầu hết các động vật đều chứa 564 mg cholesterol trong mỗi 100 g, tương đương 188% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết một người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 300 mg cholesterol mỗi ngày. 90 g gan bò nấu chín sẽ cung cấp cho bạn 331 mg cholesterol.
TÔM
100 g tôm chứa 195 mg cholesterol (65% mức khuyến cáo mỗi ngày). Khi chọn hải sản, nên ưu tiên luộc so với rán.
Theo healthaliciousness.com, 100 g bơ chứa 215 mg cholesterol (72% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày) và một muỗng bơ chứa 30 mg (10% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày).
THỊT GÀ
Thịt gà ít chất béo, nhưng các chất dinh dưỡng trong thịt gà thay đổi khi nấu chín. Một chiếc chân gà còn da có nhiều chất béo và cholesterol hơn so với một tách kem hoặc một chiếc bánh hamburger. Da gà chứa lượng cholesterol cao.
THỨC ĂN NHANH
Theo healthaliciousness.com, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, trứng, bánh quy bơ... chứa lượng cholesterol cao.
Chất béo chuyển hóa (trans fat) biến tất cả các món ăn nhẹ của bạn và thức ăn nhanh thành một thực phẩm có lượng cholesterol cao. Chất béo chuyển hóa là kết quả của việc thêm hydro vào loại dầu thực vật. Phản ứng này diễn ra phổ biến trong cách chế nhiều thực phẩm nướng và các loại thực phẩm như bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên.
PHÔ MAI
100 g phô mai chứa lượng cholesterol lên đến 123 mg (41 % lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày).
THỊT CHẾ BIẾN SẴN
Lượng cholesterol trong thịt chế biến sẵn phụ thuộc vào lượng chất béo thêm vào khi chế biến. Các loại thịt, thịt cừu và vịt được chế biến sẵn chứa lượng cholesterol tương đương nhau.
BÁNH MỲ KẸP THỊT & PHÔ MAI
Một chiếc bánh mì kẹp thịt phô mai lớn chứa khoảng 175 mg cholesterol. Nếu bạn muốn giảm lượng cholesterol, hãy chọn bánh mì với nhân chay để thay thế.

Nguồn: Facebook GS Phạm Gia Khải
---------------------------------------------------------------------------
DƯỚI ĐÂY LÀ BẢNG CHỈ SỐ HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL TRONG 100G THỰC PHẨM ĐỂ MỌI NGƯỜI CÓ THỂ DỄ DÀNG TÍNH TOÁN, KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL VÀO CƠ THỂ:

Tuesday, June 9, 2015

ĐIỀU CHỈNH TƯ THẾ ĐỂ PHÒNG BỆNH CỘT SỐNG VÀ CÓ DÁNG ĐẸP

Nhiều trường hợp bệnh nhân cột sống được phát hiện sớm, chỉnh sửa lại tư thế vận động kết hợp các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện đến 60-70%, hiệu quả điều trị tốt chỉ trong vài ngày đến một tuần. Sau đây là một số hướng dẫn của bác sĩ Chí để phòng tránh các bệnh lý về cột sống. Lưu ý: Những ảnh có dấu “X” là tư thế xấu không nên thực hiện.
1. Tư thế đứng:
Untitled.png
Tư thế đứng cân bằng (ảnh giữa) là đúng.
Tư thế đúng: Để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Giữ thẳng hai chân để trọng lực cơ thể cân bằng. Giữ lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước (ảnh giữa).
Tư thế sai: Đầu chúi về phía trước lưng phẳng (ảnh trái) hoặc đầu chúi về phía trước, vai cong, cơ bụng yếu, lưng võng (ảnh phải).
2. Ngồi:
tu-the-ngoi.png
Tư thế sai (trái) và đúng (phải).
Tư thế đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước.